Trung Đạo: một con đường ở chính giữa
Vạn vật đều có hai thái cực, nếu bạn hành động một cách cực đoan, thì đó không phải là Đạo. Ngược lại, nếu bạn hành động một cách cân bằng tĩnh tại, đó chính là Đạo.
Vạn vật đều có tính âm và dương của nó. Trung Đạo là nơi mà ở đó những lực này cân bằng một cách tĩnh tại.
Ví dụ đơn giản thế này, về đức tính mà ta gọi là “dũng cảm”. Nếu có quá nhiều là liều lĩnh, có quá ít là hèn nhát. Đức tính ở giữa 2 thái cực này là thứ ta cần hướng đến. Đó chính là Trung Đạo.
Vạn vật đều có hai thái cực, nếu bạn hành động một cách cực đoan, thì đó không phải là Đạo. Ngược lại, nếu bạn hành động một cách cân bằng tĩnh tại, đó chính là Đạo.
Đạo ở chính giữa. Đó là nơi mà không bị năng lượng đẩy theo bất cứ hướng nào.
Con lắc của Đạo, tự nó luôn tiến đến điểm cân bằng trong những tình huống nhân sinh liên quan đến phải trái đúng sai, các mối quan hệ, giới tính, tiền bạc, tất cả những việc mà chúng ta đang trải qua. Chỉ cần chúng ta dành cho nó một khoảng thời gian, một sự tĩnh tại cần thiết.
Đạo vừa tinh tế, vừa đơn giản, vừa đẹp đẽ đến nỗi chúng ta không thể nhìn nó một cách chân xác, không thể mô tả nó một cách chi tiết mà chỉ có thể cảm nhận nó bằng tâm trí, niềm tin và giá trị mà ta tin tưởng.
Mô tả về con đường này, Đạo giáo gọi là Đạo, Phật giáo gọi là Niết bàn, Ấn Độ giáo gọi là đại ngã.
Mỗi triết lý đều chỉ ra rằng, để chạm vào Đạo, chúng ta cần phải thấu hiểu và thuận theo các nguyên tắc của tự nhiên, đất trời. Những nguyên lý về sự cân bằng, lòng bao dung, bác ái, vị tha, tính liên đới giữa người với người.
Hoặc như các Triết gia phương Tây như Rousseau, Aristotle quan điểm về Hạnh phúc là khi con người trở về trạng thái tĩnh tại tự nhiên của tâm trí.
Nếu nghĩ theo hướng này, thì ta có thể hiểu, cuộc sống tự nó là vô nghĩa, chỉ có con người chúng ta là có nghĩa. Và chúng ta mỗi ngày đều là một hành trình để tìm ra con đường, tìm ra Trung đạo, tìm ra ý nghĩa của cuộc đời mình.
quan điểm này của Thụ thú vị nha. Những cái trung dung, ở giữa, lại chính là cái thứ khó làm nhất. Con người rất dễ kích hoạt cảm xúc và từ đó có những phản ứng cực đoan hơn cần thiết mà mình cũng không nhận thức được. Hay ghê Thụ ơi