Một nền kinh tế của sự chú tâm
Trong bối cảnh thế giới có quá nhiều thứ khiến bạn trở nên phân tâm, thì khả năng tập trung cũng là một dạng nguồn lực quý giá trong công việc.
Có thể dùng cụm từ “P-A-I-D” để mô tả thực tại cuộc sống và công việc mà chúng ta đang đối diện.
Pressure: Nhiều áp lực
Bạn phải đối diện với nhiều dạng áp lực đến từ công việc, các mối quan hệ, thậm chí áp lực đến từ chính sự kỳ vọng vào bản thân của bạn.
Always on: Luôn luôn kết nối
Công nghệ khiến cho chúng ta ở trạng thái luôn luôn kết nối, thôi thúc chúng ta phản hồi những tin nhắn, email, dòng bình luận, cập nhật trạng thái trên mạng xã hội ngay lập tức.
Information overloaded: Bội thực thông tin
Thông tin dường như bủa vây chúng ta. Tin tức về nền kinh tế, chính trị, giải trí; thông tin về bạn bè, các kết nối của chúng ta trên mạng xã hội… hàng loạt thông tin sẵn sàng để thỏa mãn “cơn nghiện dopamine” của bạn
Distracted: Phân tâm
Hệ quả của tất cả những việc này là chúng ta dễ dàng bị phân tâm, mất tập trung vào công việc trước mắt và cần rất nhiều thời gian để khôi phục lại sự tập trung.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng 47% thời gian mọi người dành để nghĩ về những điều gì khác với việc họ đang làm. 47%, gần một nửa cuộc đời suy nghĩ vô thức. Quả là một con số đáng sợ.
Đã đến lúc, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận sự tập trung là một dạng nguồn lực mới của nền kinh tế.
Một nền kinh tế chú tâm.
Trong nền kinh tế chú ý, khả năng duy trì sự tập trung cũng quan trọng như kỹ năng quản lý, kỹ năng chuyên môn khác.
Chất lượng công việc chính là chất lượng của những quyết định bạn đưa ra trong ngày làm việc.
Hàng ngày bạn phải tổng hợp và ghi nhận một lượng thông tin vô cùng lớn từ nhiều nguồn để đưa ra các quyết định, các quyết định này ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả công việc.
Việc bạn chú tâm sẽ giúp làm tăng tỉ lệ các quyết định đưa ra chính xác hơn, khi bạn tập trung vào các thông tin và giải pháp cho vấn đề.
Chú tâm cũng làm tăng cảm giác hài lòng và ý nghĩa trong công việc. Khi chú tâm, bạn trải nghiệm trọn vẹn công việc mình đang làm và dễ đạt được trạng thái dòng chảy “phiêu” cùng công việc.
Khi ta thấy ai đó rời văn phòng đúng giờ tan tầm với một gương mặt rạng rỡ, tràn đầy sức sống, có lẽ vì họ đã trải qua một ngày thực sự chú tâm và hiệu quả.
Khi có những cá nhân chú tâm, chúng ta sẽ hình thành nên văn hoá chú tâm cho tổ chức và tạo ra kết quả to lớn hơn.
Chúng ta đã quá quen với một định nghĩa quen thuộc để tạo ra kết quả trong công việc: Kết quả = Thời Gian + Năng Lực + Thực Thi.
Nhưng đã đến lúc các nhà quản lý nên xem xét lại công thức đó trong tổ chức của mình.
Công thức mới nên là :
Kết quả = (Thời gian + Năng lực + Thực Thi) x Chú Tâm.
Lúc này sự chú tâm giống một đòn bẩy. Tổ chức của bạn càng chú tâm, kết quả thu được càng nhiều và nhanh chóng hơn.
Xem xét ở góc độ này sự chú tâm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, lợi nhuận và mức độ hạnh phúc của các nhân sự trong doanh nghiệp.
Bạn thấy nội dung này hữu ích? 👍