Góc nhìn
Góc nhìn là lăng kính chúng ta nhìn cuộc sống, nó thể hiện cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá sự việc. Người ta gọi nó với nhiều tên gọi như “quan điểm”, “hình mẫu”, “khung tham chiếu”.
Góc nhìn là lăng kính chúng ta nhìn cuộc sống, nó thể hiện cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá sự việc. Người ta gọi nó với nhiều tên gọi như “quan điểm”, “góc nhìn”, “hình mẫu”, “khung tham chiếu”.
Nói một cách ngắn gọn, góc nhìn chính là cội nguồn của thói quen (behavior) và hành vi (action) của chúng ta.
Nếu hiểu và làm chủ được góc nhìn. Chúng ta sẽ thu lại được 2 lợi ích vô cùng lớn.
#1 - Dễ dàng thông cảm cho người khác.
Còn sống là còn gặp mâu thuẫn. Chúng ta không thể cứ cười và đồng ý với tất cả mọi người được. Nhưng hiểu theo góc nhìn của mô thức, những mâu thuẫn chưa được giải quyết trong cuộc sống hàng ngày cơ bản là sự khác nhau về mô thức giữa chủ thể mà thôi.
Một số ví dụ:
- Với một số người phong cách đơn giản là đẹp, một số lại cho rằng rực rỡ mới là đẹp.
- Thế hệ lớn tuổi phê phán giới trẻ ích kỷ chỉ biết sống cho mình; ngược lại giới trẻ trách thế hệ lớn tuổi thiếu thấu hiểu về t.ự d.o lựa chọn, đó là sự khác nhau về mô thức.
Tới đây, chúng ta hiểu thêm một điều; khi gặp một mâu thuẫn trái chiều nào đó; hãy hiểu đó là góc nhìn - mô thức của họ. Vấn đề không nằm ở họ, mà nằm ở mô thức của họ.
Nên đừng giận họ, thay vào đó hãy có nhu cầu tìm hiểu về cách nghĩ của họ, để tìm được tiếng nói chung.
Giống như một câu nói rất thông thái được cho là của tổng thống Mỹ Benjamin Franklin: “Khi tôi không thích một ai đó, có lẽ tôi nên tìm hiểu thêm về họ.”
#2 - Liên tục phát triển thông qua việc chuyển đổi sang các góc nhìn, cách suy nghĩ, mô thức hiệu quả cao.
Có một điểm thú vị khác là luôn tồn tại cặp “Mô thức phổ biến” và “Mô thức hiệu quả”.
Mô thức phổ biến là những quan điểm góc nhìn mà số đông thường nghĩ, nó hình thành do thói quen & văn hoá. Ví dụ về mô thức phổ biến: Ở Việt Nam mình thường tâm niệm “Thẳng thắng, thật thà thường thua thiệt”.
Mô thức hiệu quả, là những quan điểm góc nhìn có thể trái với số đông, nhưng mang lại hiệu quả cao và bền vững. Ví dụ, bạn đã bao giờ nghĩ ngược lại: Thẳng thắng, thật thà thường thắng to?
Một người thông minh sẽ không theo số đông, mà theo cái đúng. Có nghĩa là họ sẽ luôn biết cách phản biện, suy xét lại các mô thức hiện có của mình; và luôn có nhu cầu chuyển đổi mô thức để đi về phía hiệu quả cao.
Albert Einstein cũng từng nói về điều này: “Vấn đề không thể được giải quyết bởi cùng một trình độ tư duy tại thời điểm mà ta tạo ra chúng”. Hiểu một cách đơn giản, nếu chúng ta muốn kết quả khác đi, tốt hơn, chúng ta cần có một mô thức tư duy khác đi, hiệu quả hơn.
Chuyển đổi mô thức (Paradigm Shift), cái mà chúng ta hay gọi là “À há moment” đó là khi chúng ta nhìn được bức tranh toàn cục về một vấn đề theo một cách hoàn toàn mới và hiệu quả hơn.
Một người càng dính chặt vào một nhận thức cũ bao nhiêu, thì trải nghiệm “à há” ấy càng mạnh mẽ bấy nhiêu, giống như thơ Tố Hữu “Từ ấy trong tôi bừng nắng Hạ” vậy.
Và bạn cứ để ý mà xem, mọi đột phá trong đời sống cá nhân đều bắt đầu từ những lần chuyển đổi mô thức như vậy