Generalist hay Specialist? Bao quát hay chuyên sâu, hay sự kết hợp cả hai?
Trong quá trình phát triển sự nghiệp, có rất nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi: Nên phát triển theo chiều ngang, bao quát, generalist hay chiều sâu, chuyên sâu, specialist?
Hiểu đơn giản, Generalist nghĩa là “bao quát”, bao hàm tính đa dạng, hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực; Specialist thì ngược lại, là “chuyên sâu”, chuyên nghiệp vào một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Lấy ví dụ, một kỹ sư phần mềm. Một Generalist có thể viết mã bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao gồm không chỉ Java mà còn cả JavaScript, C ++ và Python. Trong khi một Specialist thì chỉ biết về Java nhưng có kinh nghiệm dày dặn, sâu sắc và có nhiều thành công với các dự án/sản phẩm yêu cầu Java.
Đối với bạn đang từng bước nỗ lực xây dựng sự nghiệp của mình, việc xác định mình nên trở thành Specialist hay Generalist có thể nói là một quyết định quan trọng giúp bạn tập trung hơn vào con đường của mình
Ưu và nhược điểm khi trở thành Generalist
Generalist là người có kho kiến thức đa dạng và rộng lớn
Họ là những người đa nhiệm nhất, có thể làm nhiều công việc khác nhau và thậm chí làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc.
Generalist là người có khả năng nắm bắt và nhìn nhận vấn đề nhanh chóng và giải quyết vấn đề thỏa đáng.
Họ có thể dễ dàng thích ứng trong bất kỳ môi trường và lĩnh vực nào.
Ưu và nhược điểm khi trở thành Specialist
Khác với Generalist, Specialist lại là những người chỉ có hiểu biết về duy nhất một lĩnh vực hay một kỹ năng. Thay vì phát triển về mặt chiều ngang, Specialist trở thành những đầu tàu mũi nhọn cho doanh nghiệp.
Theo LinkedIn, phần lớn các công việc phát triển nhanh nhất là các công việc Specialist.
Specialist (chuyên viên) mất nhiều thời gian để thành thạo chuyên môn, kỹ năng của họ. Do đó tìm kiếm những vị trí Specialist cũng khó hơn. Lương khởi điểm của các chuyên viên cũng có xu hướng cao hơn tổng quát viên. Đặc biệt, với những Specialist đã có bề dày kinh nghiệm, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực làm việc hoàn toàn có thể trở thành những nhà quản lý hàng đầu được các doanh nghiệp săn đón.
Dù cơ hội việc làm cho các vị trí Specialist không hề nhỏ, nhưng chúng lại bị thu hẹp bởi yếu tố chuyên môn. So với Generalist, Specialist thường chỉ có thể tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực mà họ thường xuyên hoạt động. Ngoài ra, để cạnh tranh với những nhân tài giỏi giang khác, các Specialist luôn phải khiến bản thân trở nên nổi bật trong chính lĩnh vực của mình.
Bên cạnh đó, vì chỉ làm chuyên sâu ở một vị trí trong một lĩnh vực, đôi khi họ sẽ có cảm giác nhàm chán, và bị giới hạn trong khuôn khổ nhất định không giống như Generalist
Kết hợp Tổng quát - chuyên sâu để tạo ra lộ trình phát triển sự nghiệp phù hợp
Trên thực tế công việc hiện tại, đa phần các công ty có xu hướng chọn những cá nhân sở hữu các kỹ năng đa dạng. Như mô hình bên dưới, các bạn có thể thấy có rất nhiều các dạng kỹ năng kết hợp như T-Shaped, M-Shaped, E-Shaped.
Ví dụ với mô hình phổ biến nhất T-Shaped Skills, hướng đến việc nhân viên biết càng nhiều càng tốt và cũng biết sâu đáy một lĩnh vực nào đó. Đây chính là sự pha trộn giữa 2 cá thể Generalist và Specialist.
Các đặc điểm của một nhân sự T-Shaped:
Giỏi ít nhất một lĩnh vực chuyên môn
Có hiểu biết và kỹ năng của một số lĩnh vực liên quan
Có kỹ năng làm việc nhóm tốt, có thể cộng tác và làm việc suôn sẻ với mọi thành viên
Có khả năng tìm hiểu và hoàn thành một nhiệm vụ mới
Có tư duy giải quyết vấn đề một cách hệ thống
Con đường tiếp cận kiến thức của bạn sẽ còn hiệu quả hơn nếu bạn chọn cho mình một mô hình phù hợp. Mô hình phổ biến nhất dành cho các bạn newbie có lẽ là T Shape Model – con đường xây dựng bộ kỹ năng và kinh nghiệm nghề Marketing theo hình chữ T.
Tham khảo từ bài viết Specialist và Generalist: Trở thành Chuyên Gia hay là Giáo Sư biết tuốt? tại TopCV.