Đạo Phật & Vật Lý
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều nhà khoa học lớn trên thế giới hay nói về mối tương quan giữa Đạo Phật và Vật Lý, mời các bạn cùng tham khảo một vài góc nhìn trong bài viết lần này nhé.
Về bản chất, mục đích cuối cùng của Đạo Phật là sự giác ngộ để tới hạnh phúc và bình an. Giác ngộ là trạng thái hiểu thấu sự vô thường của vũ trụ và vô ngã của con người.
Giả định cuộc đời của một con người sẽ là một chuyến hành trình đi từ A (Sinh ra), đến B (Sự giác ngộ và hạnh phúc).
Như vậy, ta sẽ có phương trình của sự giác ngộ, tạm diễn giải như sau:
F: Lực thoát - là mong muốn, sự nỗ lực tu tập và vun đắp tài khoản đức ( giúp người và không gây hại cho bất kỳ ai). Lực thoát càng lớn thì khả năng Giác ngộ, để đi về phía B (Hạnh phúc) càng cao. Lực thoát có thể xem là yếu tố quan trọng nhất trong hành trình giác ngộ và hạnh phúc của một con người.
G: Là những điều xấu mình vô tình hay cố ý gây ra cho người khác, trong hiện tại.
K: Tổng nghiệp lực ( hay còn gọi là Karma ) là nghiệp lực, do những điều xấu mình vô tình hay cố ý gây ra cho người khác, trong hiện tại (và có lẽ là cả ở các kiếp trước tích tụ). Nghiệp lực càng lớn thì con đường tới giác ngộ và hạnh phúc càng chậm, thậm chí là không thể tới.
Hiểu được 3 yếu tố này thôi, chúng ta cũng có thể có một “công thức hạnh phúc cơ bản” rồi đó là:
Trong tâm luôn nỗ lực hướng thiện, vun đắp tài khoản đức; bên ngoài cuộc sống thì cố gắng không hại gì cho người khác và giúp người.
Còn một yếu tố nữa, sẽ giúp hành trình của chúng ta nhanh hơn, đó là chiếc bánh xe.
K : Hệ số Ngộ, hay ngộ tính; có thể được hiểu là tố chất, thiên tính bẩm sinh. Hiểu đơn giản đó là những người có tố chất thiên bẩm, có thể nhìn ra những quy tắc, lẽ thường trong cuộc sống và điều chỉnh bản thân khiêm nhường sống thuận theo các quy tắc trường tồn (timeless) và phổ quát (universal)
Tất nhiên, ai may mắn có có hệ số K càng lớn, con đường dẫn tới thành công và hạnh phúc càng nhanh chóng hơn.
Tổng kết lại, nếu hiểu đạo phật và vật lý theo hướng này; chúng ta có một công thức.
Giác ngộ hay Hạnh phúc = (F Lực thoát - K Nghiệp lực) x N Ngộ tính.
Công thức này cho chúng ta hiểu một điều cơ bản, đẹp đẻ thuần khiết: Mỗi ngày, cần phải làm giàu thêm Lực thoát và Ngộ tính; và giảm đi Nghiệp lực.
Có thời gian, mời các bạn tìm đọc cuốn Đạo của Vật lý, khám phá những sự tương đồng giữa vật lý và Đạo học phương Đông. Để qua đó chúng ta nhận ra rằng, Vật lý, tôn giáo, hay các môn khoa học khác… dường như đang nói về một thứ gì đó chung, thứ gì đó phổ quát (universal) & trường tồn (timelessness) - thứ gì đó có trước con người chúng ta, thứ gì đó mà chúng ta cần phải tìm ra, khiêm nhường điều chỉnh bản thân thuận theo các nguyên lý ấy.
Cái phần nói về mục đích cuối cùng của đạo Phật trong bài viết chưa thỏa đáng. Mục đích cuối cùng của đạo Phật là giải thoát khỏi khổ đau - hết khổ rồi có giác ngộ hay không, có hạnh phúc hay không chưa nói tới. Giác ngộ, hạnh phúc (nếu có được) chỉ là hệ quả, là phần mở rộng bổ sung của mục tiêu chính là hết khổ. Tu tập để diệt trừ những nguyên nhân gây khổ đau; là bớt đi chứ không phải thêm vào, không phải đạt được, không phải hướng tới giác ngộ và hạnh phúc.
Giác ngộ để giải thoát khỏi Hạnh Phúc và Bình An chứ không phải để tới 2 thứ này.